Ngân sách sẽ hụt thu khi cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

15:22' - 16/05/2017
BNEWS Nếu không sớm điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên môi trường, nguồn thu ngân sách sẽ thiếu hụt nghiêm trọng khi cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo cam kết của các hiệp định.
Hội thảo thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế. Ảnh: Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN

Theo ông Ruệ, hiện nguồn thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu chiếm khoảng 7% ngân sách trong khi việc cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết trong các Hiệp định thương mại là việc bắt buộc phải tuân thủ.

Vì vậy, để đảm bảo hài hoà nguồn thu ngân sách, cơ quan quản lý cần tính toán lộ trình cụ thể, phù hợp với mức cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để đảm bảo nguồn thu.

Hiệp hội Xăng dầu cho rằng, hiện các loại thuế phí đang chiếm khoảng hơn 50% cơ cấu giá xăng dầu. Vì vậy khi giảm thuế nhập khẩu xăng dầu về 0% thì phải tăng các sắc thuế khác lên để bù đắp và đảm bảo nguồn thu ngân sách được như hiện nay nếu không Nhà nước sẽ thất thu lớn.

Thực tế là từ năm 2016, Bộ Tài chính đã áp dụng mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền theo từng khối lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp từ các hiệp định thương mại để xác định giá cơ sở làm căn cứ quyết định điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá này thường căn cứ trên số liệu của quý trước áp cho quý sau.

Hiện thuế nhập khẩu bình quân gia quyền quý I/2017 theo cách tính của Bộ Tài chính đối xăng là 10,21%, chỉ cao hơn mức thuế nhập khẩu Hàn Quốc 0,21%; đối với dầu Diesel là 1,18% so với mức 0% của thuế nhập khẩu Diesel từ ASEAN.

Vì vậy, cách áp thuế này sẽ chỉ phù hợp khi giá xăng dầu đi xuống như thời điểm hiện nay, còn khi giá xăng dầu tăng sẽ rất bất cập, ông Ruệ chỉ rõ./.

Xem thêm:

>>Lợi nhuận kinh doanh ngoài xăng dầu của Petrolimex chiếm tỷ trọng lớn

>>Petrolimex: Chấp nhận thanh toán xăng dầu bằng nhiều loại thẻ tín dụng

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục