Indonesia trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu của WHO

07:04' - 03/06/2018
BNEWS Là một trong những thành viên lớn nhất châu Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Indonesia có vai trò quan trọng trong việc thiết lập chương trình nghị sự y tế toàn cầu.
Vaccine Ebola của WHO cung cấp cho CHDC Congo ngày 19/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo Jakarta Post mới đây có đăng bài viết của đồng tác giả Philip Stevens và Nilanjan Banik đề cập tới vấn đề còn tồn tại của WHO và vai trò xây dựng của các nước, trong đó có Indonesia. 

Công việc của WHO chưa bao giờ quan trọng hơn hiện nay để giải quyết các mối đe dọa sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu hiện đang rất ngiêm trọng và có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi có một đại dịch cúm toàn cầu nguy hiểm như đã từng xảy ra vào năm 1918 và khi các loại dịch bệnh như Ebola và Zika gần đây đã xuất hiện, các loại bệnh mới gây chết người có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Là một tổ chức của Liên hợp quốc mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều tham gia, WHO nên tăng cường các hệ thống y tế quốc gia và phối hợp để phòng ngừa chống lại các loại bệnh xuyên quốc gia. Nhưng rất khó để biết liệu tổ chức này có ưu tiên đối với chương trình này hay không.

Sự tham gia hời hợt đối với một số lượng lớn các khu vực y tế đã làm cho tổ chức này trở thành người tham gia vô hướng, không hiệu quả và hướng nội trong bối cảnh sức khỏe toàn cầu ngày càng có những diễn biến phức tạp.

Một số hoạt động của WHO gần đây tỏ ra yếu kém trong việc kiểm soát, ngăn chặn về dịch bệnh xuyên quốc gia. Đánh giá phản ứng của tổ chức đối với cuộc khủng hoảng dịch bệnh Ebola ở Tây Phi năm 2014, một hội đồng chuyên gia do Viện Y tế toàn cầu Harvard và trường Y học nhiệt đới London triệu tập đã chỉ trích WHO vì sự chậm trễ “thảm khốc” của họ trong việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng.

Đã có lo ngại là WHO sẽ không xử lý được những đại dịch toàn cầu dẫn đến thiệt hại to lớn về người và của ở nhiều quốc gia. Điều này đặc biệt liên quan đến Indonesia vì hầu hết các đại dịch cúm gần đây đều có nguồn gốc ở Đông Nam Á.

Về ngân sách tài trợ của WHO: WHO đã chi 5,7% ngân sách của mình trong các năm từ 2014-2015 để xử lý các loại dịch bệnh, giảm 50% so với hai năm trước đó. Ngân sách cốt lõi của WHO do chính phủ các quốc gia thành viên chi trả, giảm từ 579 triệu USD năm 1990 xuống còn 465 triệu USD trong năm nay. Đặt con số này trong bối cảnh hiện nay, nó chỉ cao hơn một chút so với mức mà một quốc gia nhỏ của châu Phi như Uganda nhận được mỗi năm trong viện trợ nước ngoài để chống lại chỉ một căn bệnh- HIV.

WHO đã đầu tư ngân sách với các khoản đóng góp dựa trên các dự án từ các quốc gia và tổ chức từ thiện lớn, hiện chiếm 80% tổng thu nhập của mình. Nhưng điều đó đã làm cho WHO độc lập về chiến lược. Cùng với các mặt hàng y tế toàn cầu phòng chống các loại bệnh nhiệt đới, WHO hiện đang đưa ra các khuyến nghị về chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên, thuốc chữa đau đầu đến các loại thuốc đảm bảo an toàn giao thông cũng như trong các nhà tù.

Jeremy Farrar, Giám đốc tổ chức từ thiện nghiên cứu Y tế toàn cầu của Anh (Wellcome Trust) cho rằng WHO đang bị suy yếu do không có khả năng tập trung vào một số vấn đề cốt lõi. Phát biểu với Reuters, ông nhận định: "Tổ chức này hoạt động một cách mỏng manh. Có thể cho rằng không có tổ chức nào trên thế giới có thể bao quát được tất cả những chủ đề y tế một cách chuyên sâu".

Những thiếu sót này được kỳ vọng sẽ được đem ra bàn luận tại Hội nghị vừa qua, nhưng điều kỳ lạ là phần lớn chương trình nghị sự được dành để thảo luận về cách bảo vệ sở hữu trí tuệ (IP) trong thúc đẩy phát hiện ra các công nghệ y tế mới.

Với quy mô của những thách thức về sức khỏe toàn cầu ngày nay, không rõ việc lặp lại một cuộc tranh luận mệt mỏi về IP và việc tiếp cận với thuốc sẽ giúp ích như thế nào. Phần lớn các phương pháp điều trị được quy định ở cả các nước đang phát triển và phát triển đều không có bằng sáng chế và do đó không bị ảnh hưởng bởi các quy tắc IP.

Thực tế này đã xảy ra trong nhiều thập kỷ, có quá ít bác sĩ và phòng khám và thiếu bảo hiểm xã hội cũng như y tế để bảo vệ con người đối với các chi phí chăm sóc sức khỏe (điều mà WHO tự nhận thức rõ ràng trong nỗ lực thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn cầu). Ở nhiều nơi, chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng yếu kém, khác biệt với các phương pháp điều trị mà họ cần.

Việc WHO chú trọng thảo luận về IP có thể tập trung vào các mục tiêu chính trị chứ nó không có gì để cải thiện sức khỏe con người và sẽ chỉ dẫn đến những tranh luận vô bổ. Nó trông giống như việc sử dụng uy tín, sức mạnh để WHO can thiệp vào các mục đích chính trị của một số quốc gia.

Vào năm 2017, cựu ngoại trưởng Ethiopia Tedros Adhanom được bầu làm Tổng giám đốc mới có nhiệm vụ cải cách và củng cố WHO. Gần như ngay lập tức, ông bổ nhiệm hơn 14 trợ lý giám sát một số lượng lớn các chương trình của tổ chức này.

Tuần qua, hội nghị WHO lần đầu tiên diễn ra dưới sự lãnh đạo của Tedros. Indonesia và các nước thành viên khác cần phải có trách nhiệm duy trì và ổn định nhiệm vụ của tổ chức rất quan trọng này. Để duy trì hoạt động hiệu quả của mình, WHO phải quay trở lại những điều cơ bản và làm những công việc trọng tâm liên quan đến sức khỏe của cộng đồng quốc tế.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục