Có thể bạn chưa biết về Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

15:42' - 31/10/2017
BNEWS Mục tiêu của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 (APEC 2017) ngày 21/10/2017 tại Quảng Nam. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Mục tiêu nhiệm vụ

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các nền kinh tế thành viên APEC cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương năng động, hài hòa và tự cường, thông qua việc đi đầu tự do hóa và mở cửa thương mại và đầu tư, đẩy nhanh liên kết kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế và kỹ thuật và thúc đẩy hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Các sáng kiến APEC nhằm đưa các mục tiêu chính sách và các thỏa thuận thành những kết quả và lợi ích cụ thể.

Lịch sử hình thành

Ý tưởng về APEC lần đầu tiên đề cập công khai trong diễn văn của Thủ tướng Australia Bob Hawke tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 31 tháng Giêng năm 1989. Mười tháng sau đó, 12 nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã nhóm họp tại Canberra, Australia để hình thành APEC. Các thành viên sáng lập gồm: Australia, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Hoa Kỳ.

Trung Quốc, Hồng Công – Trung Quốc và Đài Bắc – Trung Hoa tham gia APEC năm 1991. Năm 1993 có thêm Mexico và Papua New Guinea. Chile gia nhập APEC năm 1994. Đến năm 1998, Peru, Nga và Việt Nam đã tham gia, đưa tổng số thành viên của Diễn đàn lên 21.

Từ năm 1989 đến năm 1992, APEC tổ chức các cuộc đối thoại không chính thức ở cấp các quan chức cao cấp và cấp Bộ trưởng. Năm 1993, theo sáng kiến của Nguyên Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, APEC đã thống nhất tổ chức Hội nghị đầu tiên của các Nhà lãnh đạo kinh tế hàng năm nhằm xác lập các tầm nhìn và định hướng chiến lược cho hợp tác khu vực.

Thành viên

APEC ra đời với 12 nền kinh tế thành viên. Qua bốn lần mở rộng vào các năm 1991,1993, 1994 và 1998, APEC hiện gồm 21 nền kinh tế thành viên, đại diện 39% dân số thế giới, 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu (2014).

Thành viên sáng lập tháng 11/1989:

-       Austraylia

-       Brunei

-       Canada

-       Indonesia

-       Nhật Bản

-       Hàn Quốc

-       Malaysia

-       New Zealand

-       Philippines

-       Singapore

-       Thái Lan

-       Hoa Kỳ

Thành viên gia nhập tháng 11/1991

-       Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

-       Hồng Công - Trung Quốc

-       Đài Bắc - Trung Hoa

Thành viên gia nhập tháng 11/1993

-       Mexico

-       Papua New Guinea

Thành viên gia nhập tháng 11/1994

-       Chile

Thành viên gia nhập tháng 11/1998

-       Peru

-       Nga

-       Việt Nam

Cơ cấu tổ chức

>>>Ý nghĩa biểu trưng của Năm APEC Việt Nam 2017

>>>APEC 2017: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự Tuần lễ cấp cao APEC 2017

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục