Châu Phi đối mặt với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Phần 1)

05:30' - 21/05/2017
BNEWS Sau nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập về kinh tế, châu Phi này đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về châu Phi năm 2017. Ảnh: Reuters

Nhân dịp Diễn đàn Kinh tế Thế giới về châu Phi năm 2017 (WEFA 2017), vừa được tổ chức ở Nam Phi, trang tin weforum.org đã có bài phân tích về những giải pháp giúp châu Phi đương đầu với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư của tác giả Elsie S. Kanza.

Bà Elsie S. Kanza là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chiến lược khu vực châu Phi và là thành viên của Ủy ban thường trực Diễn đàn Kinh tế Thế giới trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ.

Theo bài viết, nhiều thế kỷ trước, người châu Phi đã choáng ngợp trước cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên, với các công nghệ quân sự và vận chuyển phát triển vượt bậc.

Nhiều thế kỷ sau thời kỳ tranh giành châu Phi, các cuộc chiến giành độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân và nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập về kinh tế, lục địa này đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Trong khi cuộc cách mạng đầu tiên bị chi phối bởi quyền sở hữu đất đai và kéo dài hàng trăm năm thì cuộc cách mạng thứ tư chủ yếu về quyền sở hữu tri thức và đang chuyển động với tốc độ ánh sáng. Thách thức mới này xảy ra đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo đang phải vật lộn với thất bại tăng trưởng trong quá khứ để tạo công ăn việc làm và giảm nghèo đói và bất bình đẳng.

Các nhà lãnh đạo trên khắp lục địa này đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, bao gồm hạn hán trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, di dân bất hợp pháp và các cuộc biểu tình dân sự.

Đáng lo ngại hơn, chỉ số Ibrahim đánh giá hiệu quả của các chính phủ ở các nước châu Phi năm 2016 đã nhấn mạnh rằng cùng với nhiều yếu tố khác, chỉ số hiệu quả luật pháp đã giảm ở hơn 30 quốc gia kể từ năm 2006.

Trong bối cảnh này, chủ đề của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về châu Phi tại thành phố Durban, Nam Phi mới đây là: “Tăng trưởng toàn diện thông qua trách nhiệm và lãnh đạo có trách nhiệm”.

Diễn đàn này được tổ chức với hy vọng tập hợp nhiều nhà lãnh đạo khu vực và toàn cầu để mở rộng các cuộc đối thoại theo hướng toàn cầu trong các cuộc họp thường niên, đã được tổ chức tại Davos đầu năm nay, để xác định các cơ chế mới cho tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Ngoài ra, cần cảnh giác cao độ trước tình trạng ngày càng có nhiều thanh niên chuyển sang xu hướng bạo lực để thể hiện sự thất vọng của mình trước sự trì trệ, thiếu tiến bộ. Các quốc gia như Estonia đã chỉ ra rằng có thể tạo ra một trật tự xã hội kỹ thuật số cho tất cả mọi người.

Lời kêu gọi hành động là: Bạn sẽ đối phó với thay đổi như thế nào khi 70% dân số dưới 30 tuổi? Hãy tham gia đối thoại “Định hình châu Phi” tại hội nghị WEFA 2017.

Công nghệ di động là một trong khía cạnh mà các nhà lãnh đạo đang bàn bạc trong quá trình tìm cách đối phó với những thách thức mới liên quan tới cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Hơn 70% người châu Phi hiện có cơ hội lớn chưa từng có để tiếp cận với công nghệ di động. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số này tạo cơ hội mới cho đa số người châu Phi nghèo ở khu vực nông thôn.

Sau thành công của dịch vụ vận chuyển máu và dụng cụ y tế Zipline bằng máy bay không người lái ở Rwanda vào năm ngoái, rõ ràng là các máy bay không người lái này đang cách mạng hóa chuỗi cung ứng hàng hóa nhỏ.

Và nhờ sự kiện ra mắt tàu Ethiopia-Djibouti vào tháng 10 năm ngoái, khao khát về mạng lưới đường sắt cao tốc của châu Phi đang trở thành hiện thực. Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Nam Phi (TRANSNET) cũng đi tiên phong với đoàn tàu đầu tiên "được thiết kế, chế tạo và sản xuất" tại châu Phi - đầu máy xe lửa xuyên Đại Tây Dương – ra mắt vào tháng 4/2017.

>>> Châu Phi đối mặt với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Phần 2)

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục