Cần nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu kiềm chế tăng CPI

18:49' - 31/05/2018
BNEWS Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước. Đây là tháng có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
Vậy mục tiêu năm 2018 đảm bảo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4% mà Quốc hội đề ra có bị ảnh hưởng, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với đại biểu Đinh Văn Nhã (Đoàn Phú Yên), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Đại biểu Đinh Văn Nhã (đoàn đại biểu tỉnh Phú Yên), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội. Ảnh: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN
Phóng viên: Theo ông, từ giờ đến cuối năm những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng?
Đại biểu Đinh Văn Nhã: Tôi cho rằng trong thời gian tới các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng đó là, tại thị trường trong nước, giá thực phẩm dự báo vẫn cao. Tiếp đến trong tháng 7, Nhà nước sẽ thực hiện tăng tăng lương (tăng thêm 6,92%) trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước đó đối với 8 đối tượng. Trong tháng 9, thời điểm vào năm họ mới sẽ là những yếu tố tác động tới chỉ số giá tiêu dùng.
Ngoài ra, các dự báo về giá dầu vẫn tăng từ nay đến cuối năm có thể trên 75 USD/thùng. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng 3 đợt lãi suất…, đó là các y tố trên thị trường thế giới sẽ tác động đến giá trị đồng Việt Nam, qua đó góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng.
Phóng viên: Vậy theo ông, Chính phủ cần có sự điều hành thế nào để giữ được mục tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4% mà Quốc hội đề ra?
Đại biểu Đinh Văn Nhã: Với những phân tích các yếu tố trong và ngoài nước có thể tác động đến chỉ số giá tiêu dùng ở trên, thì Chính phủ cần có nhiều giải pháp điều hành để không gây ra những "cú sốc" kinh tế.
Cụ thể, cần phải giãn tiến độ và thực hiện trong phạm vi hẹp việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, học phí…. Chính phủ cần khẩn trương ban hành và sớm thưc hiện chương trình, hành động giảm các chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời rà soát điều chỉnh giảm giá dịch vụ, phí, lệ phí; đăc biệt là chi phí logistics cho doanh nghiệp; có kế hoạch công khai phát hành trái phiếu Chính phủ với khối lượng hợp lý; trong đó cần hạn chế thấp nhất những áp lực cạnh tranh làm tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh giải ngân vốn ngân sách trong Quý 2 và Quý 3, thay vì tập trung giải ngân nhiều trong Quý 4 như trước đây.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông !
>>>Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Cần công khai thuế thu nhập cá nhân của lãnh đạo

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục