Những phân tích và dự báo về tác động của việc thay Ngoại trưởng Mỹ

05:30' - 19/03/2018
BNEWS Sáng 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thay Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) Mike Pompeo.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AFP/TTXVN 

Trang mạng của câu lạc bộ chính trị Valdai (Nga) đã có bài viết phân tích và dự báo về những tác động của quyết định này đối với chính sách của chính quyền Mỹ. 

Maksim Suchkov, chuyên gia của câu lạc bộ chính trị Valdai, cho rằng việc thay đổi nhân sự này có nguy cơ khiến cho Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đánh mất quyền tự chủ trong việc đưa ra các quyết định và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách đối ngoại của nước Mỹ.

Giữa Tổng thống Trump và ông Tillerson còn tồn tại những bất đồng nghiêm trọng hơn về hầu hết các vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ - từ vấn đề Triều Tiên và thỏa thuận hạt nhân Iran cho tới việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và cuộc khủng hoảng Qatar.

Chuyên gia Suchkov nhận định: “Trong tình hình như vậy, việc thay thế Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã được chuẩn bị từ rất lâu, vấn đề chỉ là thời gian”.

Trong tình hình hiện nay, đối với Tổng thống Trump, ông Pompeo rất hữu ích với tư cách là cấp dưới, nhưng chức trách của ông có thể ảnh hưởng xấu tới định hướng chung trong chính sách đối ngoại của Mỹ và việc đưa ra các quyết định của nước Mỹ. 

Chuyên gia Suchkov cho biết theo lời Tổng thống Trump thì giữa ông với Pompeo có mối liên hệ gần gũi hơn, điều này có nghĩa là Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều khả năng sẽ đánh mất một phần quyền tự chủ của mình trong việc đưa ra các quyết sách và tự biến mình thành công cụ quản lý. 

Tại Foggy Bottom, rất nhiều người đã thực sự không hài lòng với phong cách lãnh đạo và sự đổi mới của ông Tillerson. Tuy nhiên, cũng không có nhiều người vui mừng khi ông Pompeo được trao trọng trách này, bởi vì điều này có thể dẫn tới sự suy thoái hơn nữa của Bộ này. 

Đồng thời, chuyên gia Suchkov cũng nói thêm rằng trong bất kỳ trường hợp nào thì cũng cần thời gian để hiểu được những lo ngại này là hợp lý.

Trong thư điện tử gửi tới một số phóng viên nước ngoài tại New York, Viện Nghiên cứu Chính sách Asia Society dẫn lời Daniel Russel, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương và hiện là thành viên của Asia Society, cho rằng Triều Tiên lâu nay vẫn nghĩ ông Trump là nhà lãnh đạo độc đoán, và những phụ tá của ông hành động theo chỉ đạo của ông chứ không hề gây được ảnh hưởng đối với chính sách của ông. 

Do đó, Triều Tiên không quan tâm tới việc tiếp xúc với Tillerson. Tuy nhiên, "trùm do thám"-Giám đốc CIA là một vị trí mà người Triều Tiên hiểu rõ và tôn trọng. Điều đó tạo cho Pompeo lợi thế nhất định khi ông trở thành ngoại trưởng.

Bức thư điện tử nêu trên cũng dẫn lời ông Isaac Stone Fish, thành viên kỳ cựu của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Mỹ-Trung thuộc Viện Asia Society cho rằng so với Tillerson, ông Pompeo tỏ ra ủng hộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hơn và ác cảm đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hơn. 

Tháng 10/2017, Pompeo đã ca ngợi việc Tập Cận Bình củng cố quyền lực và nói ông nghĩ rằng "Tập Cận Bình sẽ giữ vị thế thống trị và có khả năng đem lại lợi ích cho toàn thế giới". Ngay cả khi Pompeo chỉ trích Trung Quốc, ông cũng có giọng điệu nhẹ nhàng. Ông nói rằng so với Nga và Iran, Trung Quốc "có khả năng trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ, lớn hơn bất kỳ đối thủ nào trong tương lai trung và dài hạn". 

Tuy nhiên, ông Pompeo có quan điểm rất xác đáng về những khả năng của Trung Quốc trên thế giới. Ông cho rằng những nỗ lực ngầm gây ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu đáng ngại không kém Nga, và xét về mặt kinh tế, Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với Nga.

Đối với Triều Tiên, ông Stone Fish cho rằng ông Pompeo có quan điểm quyết liệt hơn nhiều, và theo ông Fish, điều này có thể gây phức tạp kế hoạch của ông Trump tiến hành cuộc họp thượng đỉnh với Kim Jong-un. 

Ông Pompeo gần như đã hối thúc sự thay đổi chế độ tại Triều Tiên, và thậm chí còn bóng gió nói tới phương án ám sát Kim Jong-un.

Động thái này, cộng với những tin đồn đang rộ lên xung quanh việc nhân vật có quan điểm cứng rắn John Bolton có thể thay McMaster làm cố vấn an ninh quốc gia, có thể báo hiệu một sự thay đổi mạnh mẽ khác trong chính sách Triều Tiên của Mỹ, làm gia tăng một cách đáng ngại nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công phủ đầu ít ai mong muốn.

Tờ New York Times đăng bài viết cho rằng ẩn số lớn nhất trong quyết định đề bạt ông Pompeo là động thái này sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới các cuộc đàm phán với Triều Tiên. Kể từ mùa Hè năm ngoái, ông Pompeo đã nhiều lần cảnh báo rằng Kim Jong-un "chỉ còn vài tháng nữa" là đạt được khả năng tấn công nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.

Ông Pompeo cũng phụ trách một chiến dịch ngầm chống Triều Tiên, và trong một số dịp ông đã bóng gió nói đến chiến dịch này. Câu hỏi hiện nay là liệu nỗ lực ngầm đó - được cho là bao gồm kế hoạch phá hủy dây chuyền cung cấp cho Triều Tiên và khôi phục các cuộc tấn công mạng nhằm vào chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này - có kéo dài được đủ thời gian cho ông Trump tạo đòn bẩy và chiếm ưu thế trên bàn đàm phán hay không?

Tại Mỹ, CIA - dưới sự lãnh đạo của ông Pompeo - là cơ quan hoài nghi nhiều nhất khả năng Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân. Trong bài phát biểu tại trường Đại học George Washington hồi mùa Thu năm ngoái, một trong những nhà phân tích hàng đầu về Triều Tiên của CIA cho biết theo quan điểm của cơ quan này, sẽ không có áp lực trừng phạt nào đủ mạnh để thuyết phục Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân. 

Trang mạng USnews có bài viết cho rằng là nhân vật có quan điểm cứng rắn và trung thành với ông Trump, ông Pompeo có thể khiến chính sách đối ngoại của Tổng thống khắt khe hơn nữa, khiến cho những quan điểm ôn hòa hơn càng khó được tiếp nhận tại phòng Bầu dục và làm phức tạp thêm những nỗ lực ngoại giao vốn đầy nhạy cảm với Triều Tiên. 

Thách thức lớn nhất đang đợi ông Pompeo là thu xếp cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Jon Wolfsthal, từng giữ chức giám đốc bộ phận chống phổ biến hạt nhân và kiểm soát vũ khí của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói: "Pompeo có thể quản lý Bộ Ngoại giao hiệu quả hơn so với người tiền nhiệm, song ông ta chưa sẵn sàng quản lý việc điều phối chính sách ở quy mô khu vực hay toàn./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục