Nguồn vốn vay ưu đãi góp phần giảm nghèo

12:16' - 13/05/2017
BNEWS Trong nhiều năm qua, từ các nguồn vốn vay ưu đãi mà hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo ở tỉnh Kon Tum đã ổn định cuộc sống.

Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu không chỉ cho gia đình mà còn góp phần làm khởi sắc bộ mặt nông thôn mới.

Thời kỳ đầu mới thành lập, huyện nghèo 30A Tu Mơ Rông (Kon Tum) với đa số là người dân tộc thiểu số. Đời sống ở nơi đây gặp rất nhiều khó khăn bởi địa hình hiểm trở, nhiều xã nằm biệt lập dưới chân núi Ngọc Linh.

Đoàn khảo sát sâm Ngọc Linh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dù được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sản vật có giá trị kinh tế cao như Sâm Ngọc Linh, Hồng Đẳng Sâm (sâm dây)… nhưng vì thiếu nguồn vốn mà nhiều hộ gia đình không có điều kiện để phát triển kinh tế, nhất là những hộ nghèo và cận nghèo.

Thế nhưng, sau hơn 10 năm thành lập huyện, từ các nguồn vốn vay ưu đãi, các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đã đến được với nhân dân. Đến nay, trên toàn huyện đã có hàng ngàn lượt người nghèo, cận nghèo được vay vốn với tổng dư nợ hơn 150 tỷ đồng.

Từ các nguồn vốn vay này mà người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại thu nhập cao . Trên địa bàn huyện đã h ình thành vùng chuyên canh cây dược liệu (sâm dây, Sâm Ngọc Linh) có giá trị kinh tế cao; đưa các giống cà phê năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng, các mô hình chăn nuôi tập trung thay cho hình thức chăn nuôi du mục…

Nhờ đó, đến nay đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập người dân được nâng lên, bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng/năm. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn 7,78%.

Còn đối với khu vực thành phố Kon Tum, nguồn vốn vay ưu đãi không chỉ giúp người dân nghèo có vốn phát triển kinh tế, ổn định đời sống mà còn hạn chế việc cho vay nặng lãi ở nông thôn, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo của thành phố bình quân xuống 1%/năm.

Với 15 chương trình tín dụng chính sách, đến nay tổng dư nợ cho vay trên địa bàn toàn thành phố là hơn 394 tỷ đồng với 16.689 khách hàng.

Ông Nguyễn Văn Điệu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum chia sẻ , v iệc thực hiện chính sách tín dụng trong những năm qua đã góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Chương trình tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 709 lao động, 1.320 khách hàng vay vốn là học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, giúp đỡ 315 hộ có nhà ở kiên cố…

Có thể nói, các nguồn vốn vay ưu đãi đến kịp thời với người dân đã thay đổi rõ nét đời sống kinh tế của các hộ nghèo. Từ nguồn vốn vay này đã hình thành được những phương thức làm kinh tế cho các hộ nghèo, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo từ trên chính những mảnh đất của mình.

Tỉnh Kon Tum đã cố gắng huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt cho địa phương, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trong bình từ 2-3%/năm./.

Xem thêm:

>>Kiên quyết điều chuyển vốn ODA, vốn vay ưu với dự án chậm giải ngân

>>Thu xếp 2,96 tỷ USD cho các dự án điện

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục