Indonesia quyết tâm xử lý vấn đề rác thải nhựa

06:30' - 19/06/2018
BNEWS Vấn đề chất thải đã trở thành mối quan tâm bức xúc về môi trường trên toàn thế giới.Chủ đề của ngày môi trường thế giới năm nay là “Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa”.
Indonesia quyết tâm xử lý vấn đề rác thải nhựa. Ảnh: TTXVN

Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài viết của tác giả Aretha Aprilia cho biết đảo Bali của Indonesia đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp chất thải” hồi tháng 12/2017 trong bối cảnh tràn ngập các loại rác thải ở bờ biển của đảo này. Tuyên bố tương tự về tình trạng khẩn cấp chất thải cũng được nhiều thành phố khác của Indonesia đưa ra.

Việc giảm bớt chất thải do con người gây ra là ưu tiên hàng đầu trong quản lý chất thải. Tuy nhiên, để có thể thay đổi hành vi của con người nhằm giảm lượng rác thải sinh hoạt cũng như việc sớm phân loại chúng thông qua các loại rác thải ngay từ đầu có thể phải mất một số năm.

Không có công nghệ quản lý chất thải đóng vai trò như một giải pháp chung vì phương pháp này phụ thuộc vào các đô thị và các loại chất thải được tạo ra.

Trong khi chính quyền địa phương cố gắng tăng cường vai trò của các cơ sở phục hồi vật liệu (MRF) và xác định các công nghệ xử lý phù hợp nhất thì một trong những giải pháp tạm thời mà người dân địa phương áp dụng là quản lý chất thải dựa vào cộng đồng (CBWM).

Tuy nhiên, CBWM không phải là thuốc chữa bách bệnh cho vấn đề chất thải của Indonesia. Nghiên cứu về CBWM hiện tại ở Jakarta cho thấy các sáng kiến thành công có xu hướng được khởi xướng tự chủ bởi các thành viên cộng đồng. Ngược lại, các sáng kiến từ trên xuống được áp đặt bởi chính phủ hoặc các tổ chức bên ngoài có xu hướng thất bại.

Bên cạnh việc cố gắng xác định các phương pháp quản lý rác thải ưu tiên nhất, người ta cũng nên xem xét việc sử dụng các vật liệu phế thải cho các sản phẩm bền và lâu dài thay vì các sản phẩm tiêu hao ngắn hạn, chẳng hạn như tái chế chất thải nhựa cho đường nhựa và vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, các phân tích sâu hơn về tác động môi trường và vòng đời cũng như các xét nghiệm độc tính cần được tiến hành kỹ lưỡng.

Không phải tất cả các loại nhựa đều có thể tái sử dụng bền vững hoặc kinh tế, vì vậy các quy trình phân loại và lựa chọn thận trọng nên được áp dụng cho các loại nhựa thích hợp cho việc làm đường và xây nhà.

Liên quan đến các biện pháp được áp dụng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng chuyển đổi chất thải thành năng lượng thông qua việc đốt là lựa chọn tốt nhất cho các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, ngoài chi phí cao của công nghệ này, lò đốt đã tạo ra những tranh cãi mà các cuộc biểu tình gần đây ở Bandung, Tây Java đã diễn ra gay gắt, các nhà hoạt động cho rằng việc ủ phân và tái chế chất thải phù hợp hơn cho việc quản lý chất thải đô thị.

Tuy nhiên, nhận thức của các phương pháp quản lý chất thải ưa thích nhất cũng nên được đánh giá dựa trên thực tế.Có thể cho rằng việc chuyển hóa thành phân hữu cơ cũng là một những những giải pháp đang gây tranh cãi ở Indonesia hiện nay.

Điều này là do nguyên liệu cho máy ủ có thể xuất phát từ chất thải hỗn hợp không kiểm soát được có thể chứa các chất gây ô nhiễm nguy hiểm. Báo cáo của ADB cũng lưu ý rằng các phương án ủ phân sử dụng phế liệu thực phẩm thường thất bại, trừ khi có nhu cầu phân hữu cơ, bền vững tại địa phương.

Kịch bản tiêu biểu "ci cùng" của quản lý chất thải là chôn lấp chúng, trong đó có chi phí thấp hơn và do đó có giá cả phải chăng hơn cho các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, các nhà máy điện khí mê-tan và năng lượng Mặt Trời kết hợp cũng có thể là một lựa chọn để xử lý vấn đề rác thải như ESC Indonesia, một công ty tư vấn môi trường đã áp dụng biện pháp này hồi năm 2015.

Bất kể lựa chọn biện pháp nào để xử lý dư lượng chất thải, tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm.Người ta nên giảm thiểu chất thải và phân loại chất thải ít nhất thành 2 loại, chất thải hữu cơ và vô cơ.

Điều này sẽ giúp tái chế vô cơ được lấy ở dạng khô giữ lại giá trị ban đầu của vật liệu vì các chất tái chế ở dạng chất thải ướt sẽ có giá trị ít hơn.Chất thải phân đoạn cũng dễ dàng hơn để xử lý máy móc, có khả năng giảm chi phí tái chế.

Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nên được ủy thác để tạo ra sản phẩm bền và ngăn chặn “lỗi kế hoạch” hoặc các sản phẩm được thiết kế để có tuổi thọ hạn chế trở nên lỗi thời sau một khoảng thời gian nhất định. Điều này đặc biệt áp dụng cho các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính và máy tính bảng kỹ thuật số.

Ở các nước đang phát triển, các nhà tài trợ nước ngoài và ngân hàng phát triển đã và đang hỗ trợ các dự án quản lý chất thải thông qua việc phát triển các nghiên cứu khả thi cũng như các dự án thí điểm.

Những thách thức thường là do các yêu cầu mở rộng để sản xuất các sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế, thường làm tăng nhu cầu tư vấn đủ điều kiện và liên quan đến các hệ thống phù hợp dựa trên điều kiện thực tế của địa phương.

Việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải và thực hiện hệ thống về cơ bản sẽ là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Do đó, đánh giá tài chính của các kế hoạch được đề xuất nên xác nhận các chính phủ có thể đủ khả năng để thực hiện và vận hành các công nghệ xử lý chất thải.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về quản lý chất thải tổng thể ở Indonesia, có một số điểm tích cực đã hiện lên cho phép nghĩ đến những điều tích cực trong tương lai. Chính phủ gần đây đã ban hành Nghị định số 35/2018 để đẩy nhanh tiến trình xử lý biến rác thải thành năng lượng.

Chính sách mới này đã mang đến một luồng không khí trong lành và lạc quan cho sự phát triển của việc chế biến rác thải thành năng lượng ở Indonesia.

Tất cả các bên liên quan nên thực hiện những nỗ lực ngay lập tức và phối hợp vượt ra ngoài cách suy nghĩ kinh doanh với "trường hợp khẩn cấp về chất thải" trên toàn quốc.Việc chế tạo rác thải thành phân hữu cơ là một cách làm mang tính khả thi đối với Indonesia trong giai đoạn hiện nay./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục