Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức sử dụng hệ điều hành (e-Office) của VNPT

17:43' - 09/01/2018
BNEWS Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (e-Office) của VNPT được đưa vào sử dụng chính thức, thay thế hoàn toàn cho hệ thống eOffice cũ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Mạng VNPT được phủ sóng mọi nơi. Ảnh: VNPT

Theo Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), sau một thời gian triển khai thử nghiệm, với những hiệu quả tích cực, ngay từ đầu tháng 1này, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (e-Office) của VNPT được đưa vào sử dụng chính thức, thay thế hoàn toàn cho hệ thống eOffice cũ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Theo thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Thành Hưng, đối với xây dựng Chính phủ điện tử, nội dung quan trọng nhất là sử dụng văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang sử dụng giải pháp e-Office do VNPT thiết kế và triển khai. Hiện hệ thống này đang hoạt động tốt và sử dụng thành công.

Theo kinh nghiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, việc sử dụng chung một giải pháp duy nhất trên toàn quốc đối với các cơ quan nhà nước là một quyết định đúng đắn, ít tốn kém vì sẽ không phải giải quyết những khó khăn về kết nối, liên thông sau này.  

Theo ông Võ Quốc Trường, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên nền web do VNPT thiết kế đã được đưa vào sử dụng thử nghiệm từ đầu năm 2017 (hoạt động song song với hệ thống eOffice của Bộ trước đây) được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2018.

Trước khi đưa vào sử dụng chính thức, đã có sự chuyển đổi toàn bộ dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, bảo đảm liền mạch cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Không chỉ riêng tại Bộ Thông tin và Truyền thông, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của VNPT cũng đang được sử dụng và đánh giá cao tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Cụ thể như tại Ninh Bình, hệ thống đã kết nối liên thông với Văn phòng Chính phủ, kết nối với trên 60 đơn vị là các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, 490 đơn vị trực thuộc cấp 3 (xã/phường/thị trấn và các phòng ban trực thuộc).

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình- Tống Quang Thìn, đây là một trong những yếu tố đóng góp tích cực vào việc cải thiện đáng kể chỉ số ICT Index của tỉnh trong năm 2017. Cụ thể, ICT index đã tăng từ vị trí 43 năm 2016 lên vị trí 29 năm 2017. Đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến đã tăng 32 bậc từ vị trí 61 năm 2016 lên vị trí 29 năm 2017.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành là một trong 6 giải pháp thuộc bộ Giải pháp Chính phủ điện tử của VNPT. Phần mềm giúp các đơn vị thực hiện công tác điều hành, chỉ đạo công việc trên mạng thay vì theo phương thức thủ công như trước đây.

Vì vậy, không chỉ tiết kiệm được nhân lực, chi phí văn phòng phẩm mà quan trọng hơn là thời gian xử lý công việc được rút ngắn, cán bộ, công chức, viên chức chủ động trong công việc, công tác lưu trữ được khoa học. Phần mềm hiện đang được triển khai tại gần 2.000 đơn vị trên cả nước.

Tại Trung tâm hành chính công của tỉnh Hà Nam và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam,  cho thấy hiệu quả đem lại khi ứng dụng các giải pháp CNTT trong việc khám chữa bệnh, nâng cao dịch vụ phục vụ người dân của bệnh viện cũng như cung cấp các dịch vụ hành chính công.

Các thành viên trong đoàn công tác đã trao đổi, muốn làm rõ về thời gian triển khai các dịch vụ; quy trình, điều kiện để triển khai, áp dụng các dịch vụ, phần mềm này hướng tới mô hình Smart City để có thể về áp dụng trong nước./.

>>>Thông tấn xã Việt Nam và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác

>>>Năm thứ 4 liên tiếp, VNPT đạt tăng trưởng lợi nhuận trên 20%

>>>VNPT phát sóng wifi miễn phí phục vụ Lễ hội Festival hoa Đà Lạt năm 2017

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục